Khách hàng
Dịch vụ
Ngành nghề
Theo quốc lộ 54 đến huyện Trà Cú, đi tiếp về phía cảng Định An (sông Hậu), tới cổng chào của xã Đại An, rẽ vào tay trái du khách sẽ gặp tam quan chùa Nodol bề thế với hoa văn, họa tiết sặc sở. Qua cổng, theo con đường đất xuyên giữa hai bờ tre, bạch đàn, me tây, du khách rẽ vào một cổng nữa sẽ lọt vào khu vực chùa Cò. Từ đây, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều chim, cò sải cánh bay lượn trên những mái ngói, những vòm cây, những đỉnh tháp thâm nghiêm cổ kính.
Giống như những ngôi chùa Phật giáo khác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Chùa Cò có quần thê kiến trúc mang đặc trưng của chùa Khmer Nam Bộ. Chùa được xây dựng vào năm 1678, tổng thể kiến trúc của chùa bao gồm những công trình như: cổng chùa, chánh điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội,…tất cả đều mang đậm nét lối kiến trúc đặc sắc cua nền văn hóa Khmer.
Cổng chùa được trang trí với nhiều nét hoa văn trang trí khá độc đáo và nổi bật, thu hút ánh mắt ngay từ lần đầu tham quan. Khu vực Điện Phật trong chùa được bài trí rất trang nghiêm, bên trên có đặt pho tượng Đức Phật Thích Ca to và bên dưới đặt 6 pho tượng nhỏ ở trong tư thế Phật Thành đạo, chỉ có 2 pho tượng khác trong tư thế trì bình khất thực (là hình ảnh nhà sư ôm bình bát đi khất thực).
Khu chánh điện của chùa có lối thiết kế khá độc đáo với những mái uốn cong theo mô hình đuôi rồng, bên trên có những đỉnh tháp nhọn hình ngọn núi Xôme và những hình tượng quen thuộc với người Khmer như thần: thần bốn mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, Riehu (Reahu), Mahaknốt…
Có dịp đến Trà Vinh, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Cò, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
Khách hàng
Dịch vụ
Ngành nghề