Nhận Demo
Nhận Demo

Bạn đã biết dùng kính thực tế ảo đúng cách chưa?

2019-02-27 06:30:19

Khi kính thực tế ảo được phát triển và đưa ra thị trường, nó mang lại sự hứng thú cho người dùng công nghệ, thế nhưng là một thiết bị điện tử, sử dụng kính thực tế ảo có hại mắt không hay có gây ra những tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng không vẫn là một ẩn số. Tourzy sẽ cùng bạn phân tích những ảnh hưởng mà kính thực tế ảo có thể gây ra cho người dùng và những cách sử dụng khoa học kính thực tế ảo để hạn chế tối đa vấn đề này.

1. Thực tế ảo là gì? Kính thực tế ảo là gì?

Thực tế ảo có tên tiếng Anh là Virtual Reality (VR) là một loại công nghệ giúp con người có thể cảm nhận được những không gian được mô phỏng bởi một hệ thống máy tính có cấu hình cao, người dùng có thể tiếp cận với không gian này nhờ vào kính thực tế ảo, đặc biệt ngoài hiển thị hình ảnh 3D thì một số hệ thống thực tế ảo cải tiến còn mô phỏng được âm thanh và mùi vị một cách chân thực.

Không gian thực tế ảo được mô phỏng bởi máy tính 
Không gian thực tế ảo được mô phỏng bởi máy tính 

Môi trường được tạo ra bởi thực tế ảo cũng giống như môi trường ngoài đời thực, đó là nó không tĩnh mà phản ứng theo ý muốn của người dùng nhờ những cử chỉ, hành động, lời nói,...đây được gọi là tính tương tác thời gian thực của thực tế ảo. Thời gian thực được hiểu là máy tính có khả năng nhận biết được tín hiệu vào của người dùng và lập tức thay đổi môi trường trong thế giới ảo, người dùng sẽ bị thu hút bởi những sự vật thay đổi trong thực tế ảo. Khả năng thu hút của VR cũng gây ra cảm giác đắm chìm cho người dùng, họ sẽ cảm thấy mình là một phần của hành động trên màn hình mà họ đang trải ngiệm.

Một hệ thống thực tế ảo bao gồm 5 thành phần: phần cứng, phần mềm, mạng liên kết, người dùng và các ứng dụng. Thành phần quan trọng cốt lõi nhất của thực tế ảo là: phần cứng, phần mềm và các ứng dụng. 

 

Kính VR  giúp người dùng cảm nhận thực tế ảo chân thực hơn

Kính VR  giúp người dùng cảm nhận thực tế ảo chân thực hơn 

Kính thực tế ảo hay còn được gọi là kính VR, là một thiết bị trung gian giúp người dùng trải nghiệm công nghệ thực tế ảo. Người dùng có thể sử dụng kính VR bằng cách kết hợp với điện thoại thông minh và các ứng dụng hỗ trợ. Khi đeo kính thực tế ảo, người dùng sẽ cảm nhận được mình đang hòa vào không gian 3D với góc nhìn vô cùng rộng và cảm giác chân thực hơn rất nhiều so với ngồi trước màn hình máy tính hay điện thoại thông thường. 
Kính thực tế ảo được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: du lịch, kiến trúc, giáo dục, điện ảnh, quân sự, y học,...nhưng hiện tại thực tế ảo chỉ mới đang được nhiều người quan tâm phục vụ cho mục đích giải trí. 

2. Tác hại khi sử dụng kính thực tế ảo không đúng cách

Các nhà khoa học đã khẳng định được những chiếc kính thực tế ảo có thể gây ra một loại bệnh chóng mặt, buồn nôn tên là bệnh thực tại ảo. Các nhà sản xuất kính thông minh và các nhà phát triển phần mềm vẫn đang nỗ lực để chống lại những tác dụng phụ này của thực tế ảo, nhưng vẫn có nhiều người liên tục mắc phải. Đây là những vấn đề bạn có thể gặp phải khi sử dụng kính VR quá lâu:

Kính VR gây mất nhận thức về mặt không gian
Khi dùng kính thực tế ảo, bạn cần thu dọn các đồ dùng trong nhà, dây cáp, trẻ nhỏ, thú cưng,...hay bất cứ vật gì mà bạn có thể vướng vào và gây đổ vỡ. Trải nghiệm VR cần một khoảng không gian lớn để mang lại cảm giác tốt nhất. Hầu hết các trường hợp sử dụng kính thực tế ảo quá 30 phút sẽ khiến bạn mất nhận thức về không gian xung quanh, nếu sau 30 bạn vẫn còn ở thế giới thực tế ảo thì có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xác định các đồ vật ở môi trường thực tế. 

Mất nhận thức về không gian do sử dụng kính VR quá lâu (mất nhận thức ko gian)
Mất nhận thức về không gian do sử dụng kính VR quá lâu 

 

Kính VR gây chóng mặt và mất phương hướng

Hiện tượng mất phương hướng xảy ra ở nhiều dạng khác nhau đối với người dùng, đối với những người có thể trạng yếu hoặc sử dụng VR trong thời gian dài sẽ dễ gây ra triệu chứng chóng mặt và mất phương hướng hơn. Có khoảng 25- 40 % người trải nghiệm thực tế ảo bị mắc phải chứng chóng mặt, trong đó người dùng là phụ nữ sẽ dễ mắc phải hơn so với nam giới. Ngoài ra, những trò chơi liên quan đến việc vận động như bay nhảy, di chuyển với tốc độ nhanh cũng khiến người dùng bị mất phương hướng nghiêm trọng, nếu cảm thấy chóng mặt hoặc khó chịu bạn nên ngay lập tức tháo kính VR để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Thể trạng yếu hoặc dùng kính VR quá lâu gây chóng mặt và mất phương hướng
Thể trạng yếu hoặc dùng kính VR quá lâu gây chóng mặt và mất phương hướng 

 

Kính VR có khả năng gây ra động kinh

Các nhà sản xuất kính VR khuyến cáo những người bị động kinh hoặc quá nhạy cảm với ánh sáng không nên sử dụng thiết bị này. Một số người có thể bị chóng mặt, động kinh, co giật mắt hoặc cơ và bất tỉnh do ánh sáng nhấp nháy. Cho dù bạn chưa từng có tiền sử bệnh động kinh, nhưng nếu quá nhạy cảm với kính thực tế ảo, bạn vẫn có thể găp phải tình trạng như trên. 

Những người có tiền sử động kinh hoặc quá nhạy với ánh sáng cũng có khả năng tái phát hoặc bị động kinh
Những người có tiền sử động kinh hoặc quá nhạy với ánh sáng cũng có khả năng tái phát hoặc bị động kinh

 

Kính VR gây buồn nôn

Hiện tượng buồn nôn khi sử dụng công nghệ thực tế ảo khá giống với những biểu hiện khi bạn bị say tàu xe, nguyên nhân của hiện tượng này là do sự xung đột các kênh cảm quan. Các tín hiệu cảm nhận bị nghịch đảo: mắt bạn thì thấy rằng bạn đang di chuyển trong thế giới ảo, nhưng hệ thống tiền đình của bạn lại nhận thấy thực sự bạn đang không di chuyển. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình bị mệt mỏi sau khoảng thời gian dài thiếu sự cảm nhận đồng bộ từ các giác quan. 

Sử dụng kính VR không hợp có thể khiến người dùng cảm thấy các triệu chứng như say tàu xe
Sử dụng kính VR không hợp có thể khiến người dùng cảm thấy các triệu chứng như say tàu xe 

 

Kính VR gây mỏi mắt và thiếu tập trung

Mỏi mắt khi sử dụng kính VR được tạo ra bởi hiện tượng căng mắt tạm thời do bạn nhìn vào màn hình máy tính hoặc điện thoại quá lâu. Một số chuyên gia cũng đã đưa ra khuyến cáo kính VR sẽ ảnh hưởng không tốt đến mắt và khả năng chuyển đổi sự tập trung giữa các vật thể ở gần và ở xa. 

Mắt cần được nghỉ ngơi khi sử dụng kính VR vì cường độ ánh sáng cao gây mỏi mắt

Mắt cần được nghỉ ngơi khi sử dụng kính VR vì cường độ ánh sáng cao gây mỏi mắt 

 

Kính VR gây rối loạn tiền đình và tâm thần

Theo các nhà khoa học, khi sử dụng kính thực tế ảo trong thời gian dài có thể gây ra bệnh rối loạn tuyến tiền đình, mất khả năng phân biệt thế giới thực và thế giới ảo. Từ đó có thể nảy sinh ra các vấn đề rối loạn tâm thần nguy hiểm cho người dùng. 

Lạm dụng thực tế ảo có thể gây ra bệnh tâm thần
Lạm dụng thực tế ảo có thể gây ra bệnh tâm thần 

3. Hướng dẫn cách sử dụng kính thực tế ảo đúng cách

Chọn kính VR có chất lượng thấu kính tốt, không gian kín và góc nhìn rộng

Những kính VR có chất lượng thấu kính tốt, với chất liệu từ pha lê trong suốt, độ chiết quang cao, nhạy với ánh sáng, đem lại chất lượng hình ảnh cao, không gây chói và mỏi mắt cho người dùng. Ngoài ra, khi sử dụng kính thực tế ảo, bạn có thể điều chỉnh thấu kính cho phù hợp với vị trí của điện thoại, việc này giúp hạn chế các hiện tượng nhức mỏi mắt. 
Ngoài ra, hình ảnh đi qua thấu kính cần có chất lượng cao, có độ chân thực, sống động và đủ độ sắc nét. Ánh sáng nên được điều chỉnh phù hợp với thị lực của người dùng sẽ không gây nên cảm giác khó chịu hoặc chói mắt. Kính thực tế ảo được thiết kế với không gian kín sẽ hạn chế được các loại ánh sáng khác lọt vào mắt bạn khi sử dụng, góc nhìn rộng cũng mang lại hình ảnh chân thực và cảm giác thoải mái khi sử dụng kính.

Thấu kính tốt giúp hạn chế hiện tượng đau mỏi mắt
Thấu kính tốt giúp hạn chế hiện tượng đau mỏi mắt 

 

Lưu ý đến khoảng cách hai đồng tử (IPD) của người dùng khi chọn kính VR

Khoảng cách giữa hai đồng tử (IPD) của mắt là vấn đề lớn đối với những người lựa chọn và sử dụng kính thực tế ảo. IPD là khoảng cách giữa điểm trung tâm của hai đồng tử mắt, đây cũng là một thông số quan trọng của mỗi một chiếc kính VR.

IPD trung bình của người lớn là 63 mm, đây cũng là thông số mà các nhà chế tạo kính thực tế ảo thường áp dụng. Nếu IPD càng xa con số này thì hình ảnh đem lại bởi chiếc kính đó sẽ càng trở nên méo mó. IPD trung bình của trẻ em trong khoảng từ 40 - 55 mm, nên khi trẻ em sử dụng các loại kính thực tế ảo có thể cảm thấy hình ảnh biến dạng, gây khó chịu, đau đầu và các tác dụng phụ nguy hiểm khác.

Vì vậy khi mua kính thực tế ảo bạn nên để ý đến chỉ số IPD của nó. Hơn nữa, các hãng đã có khuyến cáo cho trẻ em dưới 12- 13 tuổi sử dụng kính thực tế ảo nên bạn hãy cân nhắc trong việc cho trẻ em sử dụng vì có thể xảy ra những tác dụng phụ không đáng có. 

Khi mua kính VR nên quan tâm đến thông IPD của kính
Khi mua kính VR nên quan tâm đến thông IPD của kính 

 

Sử dụng kính VR một cách khoa học và kết hợp nghỉ ngơi cho mắt

Bạn đã biết, ngồi lâu trước màn hình máy tính hoặc điện thoại có thể gây tổn hại đến đôi mắt của bạn, kính thực tế ảo cũng tương tự như vậy. Việc sử dụng kính thực tế ảo không nghỉ ngơi có thể khiến đôi mắt của bạn bị tổn thương như đau mỏi mắt, giảm thị lực và cận thị. Những triệu chứng đầu tiên bạn có thể gặp phải khi sử dụng kính thực tế ảo quá mức đó là: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Vì vậy, sau khoảng 30 phút đeo kính bạn nên tháo ra để cho mắt được nghỉ ngơi, trong quá trình sử dụng, nếu bất kì lúc nào có cảm giác khó chịu, bạn nên ngay lập tức tháo kính. 

Dùng kính VR một cách khoa học và cho mắt được nghỉ ngơi
Dùng kính VR một cách khoa học và cho mắt được nghỉ ngơi 

 

Chọn game VR ít motion blur

Các tựa game thực tế ảo với những hiệu ứng đẹp mắt luôn là thứ lôi cuốn các game thủ, hiệu ứng motion blur trong các tựa game sẽ khiến bạn có cảm giác như đang di chuyển với tốc độ cao, những bóng lờ mờ này làm cho game thêm sinh động nhưng bên cạnh đó nó cũng khiến người dùng có cảm giác chóng mặt hoặc cảm giác như say tàu xe. Vì vậy, để hạn chế hiện tượng này, bạn nên chọn các tựa game có tiết tấu chậm với các cảnh như phong cảnh, khám phá đại dương,...để giúp mắt quen hơn với không gian thực tế ảo. Sau khi đôi mắt đã quen bạn mới tiếp tục với những tựa game phức tạp hơn.

Chọn game có tiết tấu chậm khi lần đầu sử dụng kính VR để mắt bạn quen với môi trường ảo
Chọn game có tiết tấu chậm khi lần đầu sử dụng kính VR để mắt bạn quen với môi trường ảo 

 

Dùng điện thoại hoặc máy tính có cấu hình mạnh

Đây là một đặc điểm về phần cứng nữa mà bạn nên lưu ý, các loại game thực tế ảo cần màn hình có cấu hình mạnh để chơi game được mượt mà hơn. Nếu cấu hình của điện thoại hoặc máy tính không đủ mạnh sẽ khiến cho khung hình bị giật lag, ảnh hưởng đến trải nghiệm game và không tốt cho mắt của bạn. Vì vậy, muốn chơi game thực tế ảo, bạn cần sắm cho mình một chiếc điện thoại hoặc máy tính có chất lượng màn hình và cấu hình đủ khỏe để xử lý hình ảnh mượt mà hơn. 

Điện thoại có cấu hình mạnh mang lại trải nghiệm VR ổn định
Điện thoại có cấu hình mạnh mang lại trải nghiệm VR ổn định

 

Các bước sử dụng kính thực tế ảo đúng cách

- Bước 1: Điều chỉnh khoảng cách của màn hình máy tính hoặc điện thoại sao cho mắt nhìn hình ảnh được rõ nét nhất.
- Bước 2: Điều chỉnh hai mắt đến vị trí hình ảnh hài hòa và hòa vào làm một, không nên để hai mắt riêng biệt bởi làm như vậy sẽ khiến mắt bạn dễ bị mỏi. 
- Bước 3: Đưa màn hình đến vị trí xa nhất nhưng đảm bảo bạn vẫn nhìn được hình ảnh một cách rõ nét để tránh hại mắt. 

4. Giới thiệu những mẫu kính thực tế ảo tốt nhất 

Kính thực tế ảo HTC Vive (gaming PC)
Hiện tại HTC Vive là một trong những mẫu kính thực tế ảo tốt nhất mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, với hai trạm cơ sở dùng để theo dõi chuyển động, Vive cũng có hai bộ điều khiển chuyển động trong hộp giúp chiếc kính có thể cung cấp trải nghiệm tuyệt vời hơn cho người dùng so với sử dụng bộ điều khiển truyền thống. HTC Vive có hai màn hình độ phân giải 1080p mang lại hình ảnh rõ ràng và sắc nét, đây cũng là chiếc kính có độ phân giải cao nhất hiện nay cùng với Oculus Rift. 

Kính thực tế ảo HTC Vive (gaming PC)
Kính thực tế ảo HTC Vive

Điểm đặc biệt của HTC Vive là tính năng room-scale, tính năng này giúp bạn có thể đi bộ quanh không gian có diện tích 4,5 x 4,5 m hoặc rộng hơn. Chiếc kính cho bạn cảm giác như bạn đang hiện diện trực tiếp tại không gian đó, đây là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, HTC Vive cũng có nhược điểm đó là giá bán khá đắt, khoảng 799 USD (18,5 triệu đồng), ngoài ra, bạn cần một chiếc máy tính có cấu hình mạnh mới có thể dùng chiếc kính thực tế ảo này. ​


Oculus Rift

Kính thực tế ảo Oculus Rift
Kính thực tế ảo Oculus Rift

Ban đầu Oculus Rift được thành lập như một công ty độc lập, sau đó vào năm 2014 Facebook đã mua lại công ty này để phát triển lĩnh vực thực tế ảo. Chiếc kính thực tế ảo Oculus Rift có độ phân giải cao (1080p) và còn được tích hợp thêm tai nghe nhằm cung cấp hiệu ứng âm thanh 3D, đem đến cho người dùng trải nghiệm hoàn hảo hơn. Cảm biến trên chiếc kính cho phép bạn có thể sử dụng khi ngồi, đứng hoặc đi bộ xung quanh một căn phòng.

Trong năm 2015, Oculus đã có kế hoạch đưa ra một phiên bản kính thực tế ảo mới để kể nhiệm mẫu Oculus Rift. Vì là một trong những chiếc kính thực tế ảo tốt nhất nên giá của Oculus Rift cũng không phải dễ tiếp cận với đa số khách hàng, mức giá dược đưa ra là 599 USD (tương đương 13,8 triệu đồng). Ngoài ra, Oculus Rift cũng yêu cầu một chiếc máy tính có cấu hình mạnh để kết nối mới có thể sử dụng được. 


Samsung Gear VR - Kính thực tế ảo dành cho điện thoại

Kính thực tế ảo Samsung Gear VR
Kính thực tế ảo Samsung Gear VR

Trong số tất các các mẫu kính thực tế ảo được sản xuất phục vụ cho trải nghiệm thực tế ảo trên điện thoại thì Samsung Gear VR được người dùng đặc biệt ưa chuộng vì nó đem lại trải nghiệm tuyệt vời. Chức năng của Samsung Gear VR khá giống chiếc kính thực tế ảo Google Cardboard, tuy nhiên, Samsung Gear có bàn phím cảm ứng nên thuận tiện cho người dùng khi sử dụng. Samsung cũng đã không ngừng cải tiến chiếc kính của mình theo chiều hướng tích cực để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, không gian chứa lăng kính và phần đệm kính được tăng lên để tăng sự thoải mái và độ bền cho kính. 


Một ưu điểm không thể không kể tới của Samsung Gear đó là giá cả vô cùng phải chăng, với mức giá 129,99 USD (khoảng 3 triệu đồng),  bạn đã có thể trải nghiệm tốt thực tế ảo mà không cần bỏ ra chi phí quá lớn cho những mẫu kính đắt tiền như HTC Vive hay Oculus Rift. Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng chiếc kính này vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định như chỉ tương thích với điện thoại thông minh cao cấp dòng Galaxy của Samsung, như vậy, nếu không sở hữu điện thoại Samsung bạn khó có thể trải nghiệm thực tế ảo bằng chiếc kính này. Hơn nữa, Samsung Gear không có khả năng theo dõi chuyển động của người dùng trong căn phòng, tuy nhiên, phiên bản mới được bổ sung bộ điều khiển không dây nên người dùng có thể dễ dàng sử dụng và điều hướng hơn.


Hi vọng rằng qua những tips được chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu rõ hơn về cách dùng kính thực tế ảo mà không gây hại cho mắt và cho sức khỏe. Nếu bạn có thêm ý tưởng hay ho về sử dụng kính thực tế ảo hãy chia sẻ cùng Tourzy nhé.

Ảnh: CHITK
Bài viết: CHITK

Thêm bình luận

    Hiện chưa có bình luận nào cho bài viết này!

Từ khóa liên quan